“Tháng tư đong đậu nấu chè - Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”
Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5, là ngày tết Đoan Ngọ, một ngày lễ truyền thống không thể thiếu ở nước ta. Ngày lễ này bắt nguồn từ xa xưa và ảnh hưởng nhiều trong văn hoá dân gian. Vào những ngày như thế này, tất cả mọi miền trên đất nước điều trở nên nhộn nhịp và tất bật, những người con xa xứ cũng bồi hồi cảm xúc…
Nói thật ra thì ngày nay cũng không còn nhiều bạn trẻ biết đến ngày lễ này, kể cả tôi cũng vậy. Cuộc sống vội vã nên nhiều lúc bạn cũng chẳng còn để tâm đến mọi thứ xung quanh nữa, đến hôm qua bỗng nhiên nhận ra khu chợ gần nhà bỗng dưng trở nên nhộn nhịp khác thường. Ngoài đường bỗng dưng bán những loại bánh ít khi xuất hiện. Rồi nghe ai đó nói mai là Tết Đoan Ngọ, bạn mới nhận ra à thì ra là thế, đã nửa năm trôi qua.
Ngày xưa, tết Đoan Ngọ cũng là một ngày tết rất quan trọng chỉ xếp sau tết Nguyên Đán. Người Việt còn gọi đây là ngày tết diệt sâu bọ, tết nửa năm.
Trong dân gian có câu:“Cha ăn bánh nếp Đoan Dương - Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra”. Người ta quan niệm rằng đây là thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết trong năm nên dịch bệnh rất dễ phát sinh. Sâu bọ và côn trùng cũng được dịp sinh sôi nảy nở, tà ma quấy phá ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và kinh tế của người dân. Vì thế, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ, dâng hương để cầu tai qua, nạn khỏi và mùa màng bội thu.
Không chỉ mang ý nghĩa là ngày Tết diệt sâu bọ, người Việt còn xem đây là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, những người đã khuất, cho nên các gia đình đều chuẩn bị mâm cúng chu đáo dâng lên bàn thờ gia tiên.
Vào những ngày này, những loại bánh, trái gắn liền với tuổi thơ với nhiều người trong đó có tôi lại xuất hiện như bánh ú, rượu nếp, trái vải, mận… Đối với nhiều bạn trẻ bây giờ những loại bánh trái này chắc có lẽ sẽ không có gì hấp dẫn. Bởi đây chỉ là những thứ dân dã làm sau có thể sánh được với những món ăn đắt đỏ như hiện tại.
Nhưng với các ông, các bà, người đã từng có một thời là những đứa trẻ, sống trong giai đoạn khó khăn thì đây chính là những món ăn mỹ vị nhất. Bánh tro, rượu nếp, chè trôi nước, thịt vịt, trái cây theo mùa chính là những thứ được người dân đặt lên mâm cỗ dâng cho ông bà tổ tiên trong ngày tết Đoan Ngọ.
Trong ngày lễ này còn có rất nhiều tục lệ rất thú vị. Bà tôi kể rằng, ngày xưa nghèo khổ, trẻ con cũng phải phụ giúp gia đình, vì thế tuổi thơ của những đứa trẻ luôn mong đến những ngày này để vui đùa, mặc đẹp và ăn những món ngon.
Các bé gái xưa trong ngày tết Đoan Ngọ sẽ được xâu lỗ tai, để làm đẹp và đánh dấu sự trưởng thành. Trẻ em được mặc áo mới, đó là những chiếc áo được in ấn son ở đền chùa, được nhuộm móng tay bằng lá móng để xua đuổi tà khí, ma quỷ… cầu cho trẻ em được bình an, khôn lớn. Đây là một tục mang dấu ấn tâm linh và đã mất đi trong những thập kỷ sau này.
Các gia đình còn treo lá ngải và cây xương rồng trước nhà để xua đuổi tà ma…
Ngoài ra vào ngày tết Đoan Ngọ còn có một tục rất đặc biệt gọi là Tục khảo cây. Theo dân gian, trong vườn nhà ai có cây trồng nhiều năm mà không ra trái, hoặc ra ít trái thì đến ngày Tết Đoan Ngọ chủ nhà sẽ làm khảo cây, thường là cây mít cây roi. Khảo cây có thể tiến hành bởi 1 hoặc 2 người, thường là trẻ em. Người khảo dùng gậy hoặc dao đánh vào thân cây, dọa không ra trái sẽ chặt cây, người ở trên ngọn đóng vai cây, van xin đừng chặt, hứa năm sau sẽ ra nhiều trái.
Những đứa trẻ chúng tôi sẽ tít lên tận ngọn, hoặc là yếu ớt thì ngồi vắt vẻo dưới mấy cành thấp la đà. Người bên dưới sẽ cầm dao hoặc thứ gì đó giả vờ rất "nguy hiểm" mà khảo:
- Cây Mít kia, sang năm có ra quả không?
- Có - những đứa trẻ sẽ thích thú mà hô to từ trên ngọn
- Mày ra mấy quả?
- Ra mười lăm, hai mươi chục quả
- Mỗi quả to bằng nào? - người khảo vẫn cầm dao dọa chém vào gốc cây
- Bằng cái thùng ạ...
- Mày nhớ nhá!
- Nhớ rồi ạ... lũ trẻ sẽ khoái chí nhảy phạch xuống đất, tiếp tục cười lăn lộn.
Thật sự rất thú vị phải không các bạn, thật sự cứ vui như ngày tết. Có thể thấy sau tết Nguyên Đán, đây cũng là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân. Vì vậy, vào dịp này, nhiều gia đình có con cháu dù làm ăn xa cũng cố thu xếp để trở về sum họp.
Nhưng hiện tại, chẳng còn mấy ai quan tâm đến ngày này nữa. Cha mẹ, ông bà ở nhà trông ngóng, con cái thì người học tập, người đi làm. Dường như cái niềm vui và mong đợi đến tết Đoan Ngọ đã chẳng còn…
Biết rằng cuộc sống mưu sinh vất vả, nhưng cũng đừng đánh mất đi những giá trị chân thật và truyền thống tốt đẹp nhé các bạn nhé. Những ai không thể về nhà đoàn tụ cùng gia đình thì hãy gọi một cú điện thoại, không cần nói gì nhiều, cũng không nhất thiết phải nói lời yêu thương. Chỉ đơn giản gọi về để biết còn có nơi đợi mình.
Chúc các bạn ngày tết Đoan Ngọ vui vẻ.
TIN LIÊN QUAN

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN TIẾNG TRUNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN TIẾNG TRUNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/04 - 01/05/2025

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG MÙNG 10/3/2025

Ngày 21/03/2025, Công ty TNHH Nhân lực Mirai vinh dự tiếp đón Đoàn trường Cao đẳng Hòa Bình - Xuân Lộc

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
.jpg)
Nhật Bản nối tiếng với một mùa đông lạnh, tuyết trắng phủ đầy khắp mọi nơi, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Đặc biệt, với những người lần đầu tới Nhật việc tìm hiểu những đặc điểm của mùa đông và cách chăm sóc sức khoẻ là điều rất cần thiết.

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
.jpg)
Ngày 22/10/2024, đoàn 18 khách Tập đoàn y tế AGEO MEDICAL GROUP đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai và có buổi giao lưu trao đổi sâu sắc với học viên công ty.
- trước
- 1
- xem tiếp
VIỆC LÀM MIRAI
- trước
- 1
- xem tiếp