contact@miraihuman.com
Hotline: (+84) 28 6686 3208
    đang tìm kiếm việc làm, ngày phỏng vấn...

đăng ký ngay

Ý nghĩa hoa tử đằng trong văn hoá Nhật Bản

16/02/2024 10:14

Ý NGHĨA HOA TỬ ĐẰNG

TRONG VĂN HOÁ NHẬT BẢN 

🌱🌱🌱

 

Hoa tử đằng gắn bó mật thiết với lịch sử nước Nhật từ thời cổ đại, được miêu tả trong nhiều tác phẩm kinh điển và tranh vẽ, được người Nhật vô cùng yêu thích. 

 

Khi nhắc đến “hanami” – hoạt động ngắm hoa chào xuân ở xứ Phù Tang, nhiều người thường mặc định là ngắm hoa anh đào, nhưng thực tế mùa xuân ở Nhật Bản có rất nhiều loài hoa khoe sắc, và loài hoa nào cũng đáng để ta ghé thăm, tận hưởng hương sắc của chúng. 

 

Trong đó, những cây hoa tử đằng đặc biệt thu hút bởi sắc tím lãng mạn và hương thơm ngào ngạt. Không chỉ vậy, tử đằng cũng là loài mang ý nghĩa sâu sắc và không ít tác phẩm văn hóa nghệ thuật Nhật Bản có sự xuất hiện của loài hoa này. 

 

Ý nghĩa hoa tử đằng trong văn hoá Nhật Bản

 

1. Hoa tử đằng Nhật Bản

Tử đằng (danh pháp khoa học: Wisteria sinensis) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu. Trong tiếng Nhật, loài hoa này được gọi là Fuji (藤)– giống với cách đọc tên núi Phú Sĩ (富士) nhưng khác về Hán tự. 

 

Hoa tử đằng gắn bó mật thiết với lịch sử nước Nhật từ thời cổ đại, được miêu tả trong nhiều tác phẩm kinh điển và tranh vẽ, được người Nhật vô cùng yêu thích. 

 

Người Nhật rất thích hoa tử đằng

 

Fujifu - 藤布”, vải được làm bằng sợi của cây hoa tử đằng, được cho là loại vải lâu đời nhất của xứ Phù Tang, xuất hiện từ thời tiền sử Jomon, và đến nay vẫn còn được sản xuất, đã được chỉ định là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 1991. 

 

Kể từ thời Edo (1603 – 1868), hoa tử đằng đã được trồng bằng cách sử dụng giàn che để có được tán màu tím và lan tỏa những bông hoa đi khắp nơi. 

 

Giàn hoa tử đằng nở rộ tuyệt đẹp

 

2. Ý nghĩa của hoa tử đằng trong văn hoá Nhật Bản

Tất cả các loài hoa đều mang một ý nghĩa riêng và tử đằng cũng không ngoại lệ. Đối với người Nhật, hoa tử đằng được cho là đại diện cho sự may mắn, lòng tốt và tuổi thọ bởi thân cây dài. Trong khi những bông hoa xinh xắn cũng được cho hàm chứa ý nghĩa lãng mạn. 

 

Người ta thường tặng hoa tử đằng cho các cặp vợ chồng mới cưới vì nó tượng trưng cho một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, tuyệt đối không được đưa hoa tử đằng cho người bệnh, vì điều đó có thể khiến tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn. 

 

Ý nghĩa của hoa tử đằng trong văn hoá Nhật Bản

 

3. Hoa tử đằng trong văn hóa Nhật Bản 

Không có gì ngạc nhiên khi loài hoa sở hữu vẻ đẹp huyền diệu này thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm văn học, hội họa, sân khấu. 

 

Trong Cổ Sự Ký, quyển biên niên sử ra đời năm 712 bao gồm các thần thoại, truyền thuyết, thánh ca. về nguồn gốc nước Nhật, hoa tử đằng đã xuất hiện trong câu chuyện về Izushiotome – nữ thần không mở lòng với chuyện kết hôn cho đến khi được cầu hôn bởi hoa tử đằng. Loài hoa với sắc tím đặc trưng cũng là chủ đề quen thuộc của thơ ca, với không dưới 28 lần xuất hiện trong tập thơ cổ lâu đời nhất Nhật Bản, Manyo-shu (Vạn Diệp Tập). Hoa tử đằng cũng được đề cập đến trong “Truyện kể Genji”. 

 

Hoa tử đằng trong văn hoá Nhật Bản

 

Ngoài ra, còn có điệu múa KabukiFuji Musume,” ra đời vào năm 1826, ban đầu là một phần của chuỗi năm điệu múa và là phiên bản duy nhất vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Khi trình diễn điệu múa, các vũ công đội cài nhánh hoa tử đằng trên tóc và sân khấu được trang trí bằng những bông hoa đầy màu sắc. 

 

Hoa tử đằng còn được cho là mang lại may mắn cho con người, trong khi đem đến vận xui và làm suy yếu sức mạnh của ma quỷ. Gần đây, trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng “Demon Slayer”, hoa tử đằng đã được sử dụng để xua đuổi ma quỷ, giống như cách dùng tỏi với ma cà rồng. 

 

Hoa tử đằng trong văn hoá Nhật Bản

 

4. Thời điểm để ngắm tử đằng tại Nhật Bản 

Thông thường, hoa tử đằng ở Nhật Bản nở vào tháng Năm. Tuy nhiên, mùa hoa có thể thay đổi tùy thuộc vào kiểu thời tiết và khí hậu địa phương. Ở những hòn đảo ấm áp phía nam như ở vùng Kyushu, những bông hoa màu tím có thể bắt đầu xuất hiện sớm nhất là vào giữa tháng Tư. Càng đi về phía bắc, hoa nở càng muộn, nhưng đợt nở hoa đỉnh điểm thường kết thúc trên toàn quốc vào giữa tháng Năm. 

 

Thời điểm để ngắm tử đằng tại Nhật Bản 

 

Bạn có thể lên kế hoạch cho kỳ nghỉ để có thể vừa thưởng thức hoa tử đằng vừa ngắm hoa anh đào và nhiều loài hoa khác. Tuy nhiên, cần lưu ý thời điểm Tuần lễ vàng (29/4-5/5), vì lúc này nhiều doanh nghiệp đóng cửa và số lượng khách du lịch tăng đột biến. 

 

 

Thời điểm để ngắm tử đằng tại Nhật Bản 

Nguồn: Kilala

 

Nếu có dịp đến Nhật Bản hay bạn đang làm việc tại Nhật Bản, hãy một lần chiêm ngưỡng sắc tím tử đằng để cảm nhận được nét đẹp tuyệt vời bao phủ cả một vùng trời mà loài hoa này mang lại nha!

 

Luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích khác về đất nước mặt trời mọc. Và liên hệ ngay nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí thấp - xuất cảnh nhanh - tuyển dụng liên tục - thu nhập hấp dẫn".

 

Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt

🎌🎌🎌

TIN LIÊN QUAN

lao động Nhật Bản
Tuần lễ vàng 2024 tại Nhật - Top 10 tỉnh lý tưởng cho kỳ nghỉ 24/04/2024 10:58

Tuần lễ vàng tại Nhật Bản năm 2024 bắt đầu từ thứ 2 ngày 29/04 đến chủ nhật ngày 05/05. Đây là kì nghỉ dài và được nhiều người mong đợi để có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian học tập, làm việc vất vả. Vậy kì nghỉ này hãy cùng tham khảo top 10 tỉnh lý tưởng để vui chơi , trải nghiệm cùng gia đình, bạn bè dưới đây nha!

lao động Nhật Bản
Cảnh báo nắng nóng 2024 tại Nhật Bản 22/04/2024 14:11

Nhật Bản mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người dân. Do đó, Cơ quan khí tượng Nhật Bản và Bộ Môi trường đã thông báo rằng sẽ bắt đầu thực hiện “cảnh báo say nắng” trong năm 2024 để dự đoán tổn hại sức khỏe do say nắng. Năm nay, cảnh báo đặc biệt về say nắng sẽ được triển khai và lời kêu gọi cảnh báo sẽ được tăng cường trong trường hợp nắng nóng chưa từng có trên diện rộng.

lao động Nhật Bản
Tỉ lệ người từ 75 tuổi chạm mốc kỉ lục tại Nhật Bản 19/04/2024 11:08

Số người từ 75 tuổi tại Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận chạm mốc 20 triệu người. Vì thế, hiện nay tình trạng già hoá dân số tại Nhật Bản ngày càng báo động.

lao động Nhật Bản
Tìm hiểu về cờ cá chép xứ Phù Tang 16/04/2024 15:18

Cờ cá chép Koinobori được treo để kỉ niệm ngày lễ Thiếu nhi 5/5 của trẻ em Nhật Bản, là một phần trong Tuần lễ vàng. Cờ cá chép Koinobori sử dụng trong ngày lễ Kodomo no hi có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép hóa rồng.

lao động Nhật Bản
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 15/04/2024 09:46

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 09/04/2024 11:44

Tiếp nối phần một bài viết, chúng tôi tiếp tục gửi đến các bạn phần 2 với 4 địa điểm du lịch yên bình gợi ý nữa. Tuy đây là những điểm tham quan được xem là kém hấp dẫn nhất xứ hoa anh đào nhưng lại là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn đang kiếm tìm một nơi du lịch không đông đúc, không chen lấn nhau, không gian thoáng đãng thưa người hơn sẽ mang đến cho bạn một không khí thoải mái, trong lành.

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 08/04/2024 13:43

Hãy đến với những quận có ít dân cư nhưng vẫn mang đến cho bạn những điểm tham quan thú vị và phong cảnh xinh đẹp để check in. Đây vẫn là những điểm du lịch đáng trải nghiệm nhưng sẽ ít khách du lịch hơn, khiến bạn có nhiều không gian thở và dễ dàng chụp hình sống ảo hơn. Dù được gắn nhãn là những khu vực kém hấp dẫn nhất tại xứ hoa anh đào, nhưng mỗi một điểm đến trên đất nước này đâu đâu cũng mang cho mình những vẻ đẹp rất riêng đầy thi vị.

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 15:37

Việc sử dụng đúng cách dụng cụ ăn và văn hoá bàn ăn sẽ thể hiện được bạn là một người lịch sự và biết tôn trọng người khác. Và Nhật Bản luôn có nhiều quy tắc như thế, hãy cùng chúng tôi tiếp nối phần 2 bài viết "Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật" để có thể hiểu rõ hơn về văn hoá con người xứ hoa anh đào, tránh phạm phải những sai lầm không đáng có nha!

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 11:21

Nhật Bản có nền ẩm thực phong phú và bắt mắt làm xao xuyến biết bao thực khách trong và ngoài nước. Do đó, khi thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, đồ ăn thường là trọng tâm chính. Tuy nhiên, việc chú ý đến bộ dụng cụ ăn, cách sắp xếp bàn ăn và nghi thức đi kèm cũng là điều rất cần thiết.

lao động Nhật Bản
Món ăn lý tưởng cho buổi ngắm hoa anh đào 04/04/2024 10:43

Khi mùa hoa anh đào đến thì sự kiện mà người Nhật mong chờ nhất là Hanami – ngắm hoa với những món ăn truyền thống quen thuộc như: Hanami dango, bánh mochi hoa anh đào, Inarizushi (cơm nhồi trong đậu hũ chiên) hay Makizushi… Năm nay, nếu bạn đang trong một chế độ ăn nghiêm ngặt nhưng vẫn muốn nhâm nhi gì đó trong lúc ngắm hoa thì dưới đây là một số gợi ý đến từ chuyên gia dinh dưỡng.

VIỆC LÀM MIRAI

VỊ TRÍ
NGÀY PHỎNG VẤN
MỨC LƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM
02/07/2024
162,000 yên/tháng (Chưa tính tăng ca)
KAGAWA (THÀNH PHỐ TAKAMATSU), HIROSHIMA, OKAYAMA, FUKUOKA,... VÀ MỘT SỐ TỈNH KHÁC
Tháng 05/2024
155,854 yên/tháng (chưa tính làm thêm)
KAGOSHIMA
Tháng 05/2024
198,500 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
OSAKA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
11/06/2024
188,800 yên/tháng (Chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,100 yên/tháng)
SHIZUOKA
11/06/2024
208,800 yên/tháng (chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,217 yên/giờ)
SHIZUOKA
17/05/2024
177,840
CHIBA
17/05/2024
170,560
CHIBA